Công nghệ nhiếp ảnh di động của Samsung đã phát triển vượt bậc trong vòng một thập kỉ qua. Thuở nào điện thoại của Samsung thậm chí còn không có camera ở mặt trước. Nay họ lại phải tìm cách ẩn nó đi. Và họ đã tiến thêm một bước nữa với Galaxy Z Fold 3 khi đây là mẫu điện thoại đầu tiên của Samsung có camera ẩn dưới màn hình. Nhưng liệu công nghệ này đã chín muồi hay chưa?
Trước tiên, hãy cùng nhau trả lời câu hỏi cơ bản trước. Công nghệ camera dưới màn hình là gì? Đó là những thủ thuật cho phép Samsung có thể giấu camera phía sau màn hình, từ đó cung cấp người dùng một trải nghiệm toàn vẹn với màn hình chính 7,6″ của Galaxy Z Fold 3.
Thông số kĩ thuật của camera dưới màn hình trên Galaxy Z Fold 3
Theo bảng thông số kĩ thuật, camera dưới màn hình đầu tiên của Samsung thoạt nhìn không có gì ấn tượng. Cảm biến chỉ có độ phân giải 4MP. Ống kính thì có khẩu độ f/1,8 với trường nhìn 80°. Tuy nhiên, nếu bạn nhìn kĩ hơn, bạn sẽ phát hiện ra điểm ảnh của cảm biến có kích thước lên đến 2μm giúp cảm biến thu được nhiều ánh sáng hơn. Đây là một điều cực kì cần thiết đối với camera dưới màn hình.
Mặc dù 4MP nghe có vẻ là độ phân giải quá thấp cho camera trước vào năm 2021. Nhưng hãy nhớ rằng Galaxy Z Fold 3 không phải là một chiếc điện thoại thông minh thông thường. Máy còn có một camera 10MP ở mặt trước. Nói ngắn gọn thì mục đích của công nghệ camera dưới màn hình không phải là chụp ra nhưng bức ảnh chất lượng vượt trội mà là cung cấp một trải nghiệm hình ảnh toàn vẹn, không “khiếm khuyết”.
Để camera dưới màn hình trở nên khả thi, Samsung đã phải tinh chỉnh lại tấm nền một chút. Nếu nhìn kĩ, bạn vẫn có thể nhận ra một “lỗ” trên màn hình chính của Galaxy Z Fold 3.
Bạn không thể không nhìn thấy camera dưới màn hình?
Không! Bạn vẫn có thể nhìn thấy nó. Vết cắt có thể được thấy rõ ràng hay không phụ thuộc vào một vài yếu tố, chẳng hạn như góc nhìn và độ sáng của vùng hiển thị bên trên camera. Nhưng về cơ bản thì Samsung đã và đang làm rất tốt.
Nói cách khác, bạn không thể phán xét độ ẩn của camera qua một vài bức ảnh trên mạng. Tùy thuộc vào nhiều yếu khi chụp tôi đã kể ở trên mà vết cắt có hiện rõ trên bức ảnh cho ra hay không. Nói chung, nó giống như nếp gấp trên màn hình chính của Galaxy Z Fold 3.
Ngoài ra, màn hình AMOLED có thể đạt được độ sâu màu đen tuyệt đối. Nếu những vùng xung quanh camera đang hiển thị một màu đen như mực, các điểm ảnh lúc đó đang tắt hoàn toàn làm lộ ra rõ ràng phần bị cắt. Lúc này, camera dưới màn hình trên Galaxy Z Fold 3 trông như màn hình “nốt ruồi” mà Samsung đã tận dụng trong vài năm trở lại đây.
Dù sao đi nữa thì Galaxy Z Fold 3 chỉ được trang bị camera dưới màn hình thế hệ đầu tiên. Tuy không hoàn hảo, công nghệ này vẫn rất hứa hẹn.