Hầu hết các ứng dụng đều bị Samsung giới hạn hiệu suất, tất nhiên là ngoại trừ những ứng dụng đo điểm sức mạnh.
Những năm gần đây, một số nhà sản xuất điện thoại thông minh đã giới hạn hiệu suất của một số ứng dụng nhất định với mục đích chính là kéo dài thời lượng pin. Có vẻ như Samsung sẽ là thương hiệu tiếp theo làm điều này.
Tài khoản người dùng Twitter GaryeonHan và cộng đồng mạng Hàn Quốc đã đăng tải dánh sách 10.000 ứng dụng có vẻ như đã bị giới hạn hiệu suất, như một phần của Dịch vụ tối ưu hóa trò chơi (GOS) của Samsung. Diễn đàn thành viên chính thức của công ty tại Hàn Quốc cũng xuất hiện nhiều phàn nàn từ phía người dùng. Bạn có thể tham khảo tại đây và tại đây.
Danh sách ứng dụng bị giới hạn hiệu xuất không chỉ có các trò chơi, mà còn có các ứng dụng phổ biến như Instagram,Office của Microsoft, Netflix, Google Keep và TikTok. Thậm chí ngay cả những ứng dụng và dịch vụ riêng của Samsung cũng xuất hiện trong danh sách này, chẳng hạn như Thư mục bảo mật, Samsung Cloud, Samsung Pay, Samsung Pass và trình quay số.
Không có gì ngạc nhiên khi các ứng dụng đo điểm chuẩn như 3DMark, Antutu, PCMark, GFXBench và GeekBench 5 không có mặt trong danh sách này. Điều này cho thấy Samsung giới hạn các ứng dụng điểm chuẩn. Một YouTube người Hàn Quốc đã đổi tên ứng dụng 3DMark thành Genshin Impact (có trong danh sách bị giới hạn hiệu suất) để đo điểm chuẩn. Kết quả là ứng dụng bị đổi tên có điểm chuẩn và tốc độ khung hình trung bình thấp hơn đáng kể. Bạn có thể kiểm tra ở hình ảnh bên dưới.
Rất may, GOS dường như không được cài đặt trên dòng Galaxy S22 mới ra mắt. Nó vẫn xuất hiện trên Galaxy Store nhưng không tương thích khi ấn cài đặt. Ứng dụng này cũng không xuất hiện trên các thiết bị như Galaxy S20 FE và Galaxy S10e. Tuy nhiên, một người dùng cho biết ứng dụng vẫn xuất hiện trên Galaxy S21 Plus của mình nhưng không thể tắt được.
Có thể hiểu được tại sao các nhà sản xuất điện thoại thông minh lại tìm cách cân bằng giữa hiệu suất và thời lượng pin cho nhiều ứng dụng. Điều này chắc chắn sẽ gây khó chịu đối với người dùng muốn có hiệu suất tốt hơn. Đáng chú ý, không có bất kỳ ứng dụng đo điểm chuẩn nào được liệt kê trong danh sách. Điều này cho thấy những kết quả thu được từ các ứng dụng này không thể hiện được những trải nghiệm thực tế của một thiết bị.